Địa chỉ bán chả bò Đà Nẵng uy tín-chất lượng-sạch do người Đà Nẵng làm ra, chả ngọt dai tự nhiên, ăn vào thực khách sẽ cảm nhận được sự khác biệt với các loại chả khác.

Tùng lò mò hay lạp xưởng bò món ăn đặc sản An Giang lạ miệng

Vùng đất An Giang nơi hội tụ các dân tộc Việt, Hoa, Khơ me, Chăm, vì vậy mà nền ẩm thực của nơi đây cũng vô cùng hấp dẫn. Một trong số những đặc sản An Giang lạ miệng được rất nhiều nhiều người yêu thích đó chính là Lạp xưởng bò hay còn gọi là tùng lò mò.

LẠP XƯỞNG BÒ CỦA NGƯỜI AN GIANG 

Lạp xưởng bò ngon

Đây là món ăn của người Chăm và tên gọi Tùng Lò Mò là của người chăm. Món ăn này được làm từ thịt bò của những chú bò được nuôi ở đồng cỏ của vùng Tri Tôn nên thịt rất ngọt và sạch.
Đến với vùng đất này vào những ngày nắng tối, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh người dân treo những dây lạp xưởng, như những tấm rèm màu đỏ trước sân nhà, rất đẹp mắt và hấp dẫn. Rồi bạn ghé vào thưởng thức, đầu tiên bạn sẽ cảm giác được mùi thơm của lạp xưởng bò khi được nướng lên, rồi sau đó đưa vào miệng cắn một miếng bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, thơm của thịt bò, cay cay của nước tương, ngon không chỗ nào chê được.
Để làm món lạp xưởng bò, thì thịt bò sau khi mua về người ta sẽ đem loại bỏ hết mỡ gân, sau đó ngâm qua rượu, gừng để loại bỏ mùi.
Thịt bò đem xay nhuyễn, mỡ làm lạp xưởng bò phải mỡ chài vừa mỏng và không có mùi nặng. Sau đó người ta trộn cùng với các loại gia vị tiêu, tỏi, bột ngọt, cùng một số loại gia vị bí truyền. Ngoài các loại gia vị này để lạp xưởng thơm ngon, có mùi hấp dẫn thì phải có thêm gia vị đại hồi và tiểu hồi.
Sau đó người ta cho hỗn hợp lạp xưởng vào ruột heo, không dùng ruột bò vì nó dày và dai hơn. Sau đó đem đi treo phơi nắng và có thể dùng được.

Lạp xưởng bò
Lạp xưởng bò đặc sản An Giang có hai loại chua, không chua. Chua lên men từ cơm chua nhẹ rất lạ miệng.

CÁCH LÀM LẠP XƯỞNG BÒ

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Thịt bò
  • Mỡ
  • Gia vị: ngũ vị hương, muối, mì chính, nước tương, đường thốt nốt, sa tế
  • Ruột heo khô
  • Dây buộc

Sơ chế thịt bò

Thịt bò mọi người chọn thịt bò thăn, để nguyên khối cho vào thau, sau đó cho rượu vào rửa (rượu giúp làm sạch, lạp xưởng thơm hơn).  Sau đó mọi người lọc bỏ gân, cắt thịt bò thành từng lát, rồi cho vào máy xay nhuyễn. Nếu không có máy thì mọi người có thể băm nhỏ.
Mỡ mọi người cũng cắt nhỏ.

Ướp hỗn hợp lạp xưởng bò

Cách làm lạp xưởng bò
Mọi người cho thịt bò, thịt mỡ vào thau, rồi cho vào ngũ vị hương, 2 muỗng nhỏ muối, mì chính, nước tương, đường thốt nốt, sa tế, tiêu hột. 
Sau đó trộn đều hỗn hợp, để khoảng 1 tiếng cho thịt thấm gia vị. Như vậy là mọi người đã có được hỗn hợp lạp xưởng bò.

Nhồi hỗn hợp lạp xưởng bò

cách làm tùng lò mò
Mọi người sử dụng ruột heo khô, cho đầu ruột heo vào trong cái quặn (nếu mọi người có  dụng cụ nhồi lạp xưởng sẽ tiện hơn. Sau đó cho hỗn hợp lạp xưởng vào trọng quăn và từ từ bóp cho hỗn hợp  xuống. Cứ như vậy mọi người nhồi hết thịt vào trong lạp xưởng.
Nhồi xong thì mọi người dùng dây buộc thành từng đoạn và dùng tăm xăm để cho lạp xưởng xì hơi, không bị rách. 
Cuối cùng mọi người đem lạp xưởng bò treo và phơi khoảng vài nắng cho khô.

CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TÙNG LÒ MÒ

Bạn có thể xiêng que lạp xưởng bò, nướng trên bếp than hồng và chấm với tương ớt hoặc muối ớt, không còn gì ngon và thi vị hơn. Thưởng thức xong bạn sẽ thầm cảm ơn khi đã có cơ hội để thưởng thức một món ngon tuyệt vời như thế này.


Tùng lò mò ngon
Chiên nước, nướng, ăn cùng với đồ chua. Mùi thơm ngọt của thịt, chua của đu đủ, cay của tiêu hoà cùng các loại rau thật tuyệt.
Lạp xưởng bò nếu mua về bạn có thể để trong tủ lạnh 15-20 ngày, hương vị ngon và tươi của lạp xưởng vẫn giữ được.

NƠI BÁN LẠP XƯỞNG BÒ

Bạn muốn mua lạp xưởng bò An Giang về để thưởng thức hay làm quà, thì đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho Đặc Sản Ngon 3 Miền qua Hotline: 0973.89.50.89 (Ms.Nga). Cảm ơn khách hàng đã luôn tin dùng. Đừng quên ủng hộ đặc sản chả bò Đà Nẵng của chúng tôi.

Cách làm tôm chua Huế tại nhà đơn giản nhưng chuẩn ngon

Đối với người Việt Nam ta tôm chua là món ăn giàu giá trị dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Mắm tôm chua ở vùng nào của nước ta cũng làm được, nhưng có lẽ tôm chua Huế được nhiều người yêu thích hơn cả và trở thành đặc sản của vùng đất “mộng mơ” này.




Thật ra đây là sản phẩm lên men lactic và thuỷ phân protein làm từ các nguyên liêu, tôm, cơm nếp, muối ăn nên không chỉ có vị ngọt, săn chắc của thịt tôm mà con có vị chua đặc trưng rất riêng, không có món ăn nào có thể thay thế được. Tất cả hương vị, gia vị và cả thịt tôm đều rất vừa miệng, đặc biệt sẽ là hoàn hảo nếu kết hợp cùng với thịt luộc, đã vô cùng.

Rất nhiều các chị, các mẹ sau khi thưởng thức mắm tôm chua đặc sản Huế được bán tại Đặc Sản Ngon 3 Miền, cảm nhận được vị ngon và hấp dẫn của nó và hỏi công thức làm để chế biến cho gia đình mình thưởng thức. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ cách làm món tôm chua Huế với tất cả mọi người, để có thể tự làm cho mình và cả gia đình cùng thưởng thức.

Các bước làm tôm chua Huế

Chuẩn bị nguyên liệu:


  • Tôm đồng tươi (Nên chọn tôm nước ngọt, hoặc tôm nước lợ, vì thịt tôm ngọt, săn chắc hơn so với tôm biển)
  • Gạo nếp
  • Rượu trắng
  • Riềng tươi
  • Ớt
  • Tỏi tươi
  • Và muối

Sơ chế nguyên liệu

Tôm bóc bỏ đầu đi, rửa sạch, để ráo nước rồi đêm ngâm với rượu 45 độ trong khoảng 20-30 phút để tôm chín tái. Tôm đỏ lên vớt ra để ráo rượu.
Gừng riềng rửa sạch, để ráo thái sợi
Tỏi băm nhỏ.
Nếp bạn đem xay thành bột, hoặc có thể mua bột nếp sẵn ở các cửa hàng, siêu thị.
Trộn hỗn hợp để muối tôm. 
Bạn cho bột nếp vào một tô lớn, sau đó cho nước vào sao cho không qúa loãng cũng không quá đặt.
Tiếp đến dùng dụng cụ đánh bột nếp và nước lên thật nhanh và đều tay. Đánh tới khi bột nếp chín rồi để nguội.




Sau đó trộn theo tỉ lệ một đường, muối, tỏi băm, ớt xay cùng với bột gạo nếp đã đánh ở trên tạo thành hỗn hợp dung dịch hoà quyện với nhau đặc sệt.

Đem tôm đã ngâm rượu cho vào hỗn hợp này và trộn đều để cho hỗn hợp phủ đầy con tôm.

Cho tôm vào lọ




Bước tiếp theo bạn dung muỗng múc cho tôm vào lọ, cứ một lớp tôm, bạn cho một lớp riềng. Nhớ để tôm được ngập hết nước sốt, nếu không sẽ bị hỏng.
Bí quyết giúp mọi người chọn tôm ngon để làm món tôm chua



Nên chọn tôm tươi, vỏ ngoài trong thân săn chắc, vỏ cứng, màu trắng chứ không chuyển sang đục hoặc hơi đỏ.
Phần đầu tôm gắn chặt với thân tôm.
Không nên bỏ lớp vỏ ở thân để tôm chắc và dai.

Lợi ích của tôm chua

Có hàm lượng đạm cao so với các loại thịt khác, bên cạnh đó còn chứa nhiều canxi, photpho, axit béo không cholesterol, và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy có thể nói Tôm là thực phẩm bổ dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình.

Một trong những chất dinh dưỡng quan trọng có trong tôm đó là sắt. Nên những người bị thiếu máu ăn rất là tốt.

Bạn muốn mua tôm chua Huế, hay đặc sản Huế làm quà thì hãy liên hệ ngay với Đặc Sản Ngon 3 Miền qua Hotlie: 0973.89.50.89 (Ms.Nga).






Nam Ô Giá nước mắm nhĩ Nam Ô bao nhiêu 1 lít

Cửa hàng bán nước mắm truyền thống Nam Ô đặc sản Đà Nẵng giá sỉ tại HCM - Nước mắm nhĩ Nam Ô đặc sản Đà Nẵng mua ở đâu uy tín tại Sài Gòn - Giá nước mắm nhĩ Nam Ô đặc sản Đà Nẵng bao nhiêu 1 lít

Khi màn đêm buông xuống, ngư dân làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) lặng lẽ dong thuyền ra biển đánh bắt cho kịp buổi chợ ngày hôm sau. Trên chiếc thuyền thúng thô sơ giữa biển cả, họ thuần thục quăng lưới bắt những đàn cá cơm than tươi xanh. Khi mặt trời ló dạng, trên đôi quan gánh nặng trĩu, đàn bà làng biển Nam Ô gánh cá về nhà muối làm nước mắm. Thứ nước mắm "hồn cốt" của làng Nam Ô bao đời nay cứ thế được làm nên từ đôi bàn tay chai sần của những người đàn ông và đức tính tảo tần của những người phụ nữ vùng biển.



Nghệ nhân của làng

Chúng tôi lại gặp ông Huỳnh Ngọc Vinh – Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Nam Ô, sau một năm đầy biến động đối với những người làm nước mắm truyền thống trên cả nước. Thật may mắn, nghề làm nước mắm Nam Ô vẫn đứng vững trong những giai đoạn gian khó đó. Trong căn nhà nhỏ nằm sâu hun hút dọc bờ biển thuộc phường Hòa Khánh Nam, khi chúng tôi tìm đến, ông Vinh cùng vợ con vẫn loay hoay hoàn tất những công đoạn cuối cùng trước khi xuất bán nước mắm cho khách.

Tiếng là chủ tịch một làng nghề trứ danh nhất nhì khu vực miền trung nhưng từ lâu, người dân địa phương vốn vẫn gọi ông Vinh với cái tên thân thương là "nghệ nhân" của làng. Hình ảnh ông Vinh tất bật chạy tới chạy lui khắp nơi để tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm làm nước mắm truyền thống cho người dân trong làng và hiếm hoi lắm mới thấy mặt ông ở nhà đã quá quen với người dân nơi đây. Có khách vào nhà, ông xuề xòa khoác chiếc áo dù mới nhưng còn vương cái mùi mặn mòi của biển rồi cười vui vẻ, nói: "Anh thông cảm, những người làm nước mắm truyền thống chúng tôi ai cũng chấp nhận việc trang phục lúc nào cũng "phảng phất" mùi mằn mặn của nước mắm".

Và câu chuyện về một làng nước mắm Nam Ô nổi danh cứ thế được ông Vinh kể lại qua những dòng ký ức nguyên vẹn. Ngày còn nhỏ, ông Vinh thường theo cha ra biển để bắt những đàn cá cơm than tươi rói về muối cá. Vốn tính thông minh cộng chăm chỉ, sau vài năm theo cha đi biển và được mẹ tin tưởng truyền nghề, ông Vinh đã nhanh chóng nắm vững những công thức làm nước mắm Nam Ô.

"Mùa làm nước mắm thường bắt đầu từ tháng 3 và tháng 7 vì đó là thời gian con cá cơm than tươi và ngon nhất. Sau khi cá cơm được bắt lên, đàn bà trong làng phải cẩn thận sàng lọc thật kỹ những con cá còn tươi; đôi mắt trong vắt và cá phải to đều răm ráp… để tiến hành muối. Cá cơm được muối với tỷ lệ 10/3 (10kg cá trộn 3kg cá muối nhập từ Sa Huỳnh, Quảng Ngãi) trong một chum đất và đặt dưới bóng mát trong 12 tháng ròng rã mới cho ra thứ nước mắm nguyên chất. Vài tháng trước khi xuất bán, người làm nước mắm phải cận thẩn chú ý tới chất lượng nước mắm để khi đến tay khách hàng, nước mắm phải cho ra thứ màu cánh gián, nhìn bắt mắt và thơm ngào ngạt" – ông Vinh chia sẻ.

Vừa kể chuyện, ông Vinh đổ một ít nước mắm nguyên chất ra chén rồi ra hiệu cho khách dùng ngón tay nếm thử như đúng những gì cha ông ngày xưa vẫn hay thực hiện. Thật đặc biệt, thứ nước mắm có vị mặn đậm đà, hương thơm tự nhiên này sau khi trôi xuống cổ họng lại có vị thanh ngọt dễ chịu. Giải thích điều này, ông Vinh cho biết, bắt buộc mọi công đoạn từ khâu xử lý cá đến khi muối cá đều thực hiện thủ công và cá được muối 12 tháng trong các chiếc lu sành, chum sạch sẽ. Quan trọng nhất vẫn là quá trình ủ cá dưới khí hậu đặc trưng tại làng biển ven biển sát chân núi Hải Vân này để từ đó cho ra thứ nước mắm danh bất hư truyền như thế.

Gian nan bảo vệ làng nghề tránh mai một

Trước đây, UBND TP. Đà Nẵng có chủ trương quy hoạch, xây dựng các dự án tại khu vực người dân làng Nam Ô sinh sống. Đứng trước nguy cơ mai một làng nghề nước mắm trứ danh, chính quyền địa phương đã đồng ý thành lập các hợp tác xã (HTX) làm nước mắm để những hộ dân mất đất sản xuất có thể tiếp tục bám trụ với nghề. Tại HTX Dịch vụ sản xuất nông nghiệp 1 do ông Phạm Tấn Thạnh làm giám đốc, hiện có 21 xã viên, mỗi năm, nơi đây cung ứng ra thị trường hàng ngàn lít nước mắm mang về thu nhập bình quận mỗi xã viên trên 5 triệu đồng/người/tháng.
Theo lời ông Thạnh, chính chủ trương xây dựng các HTX để đưa những "nghệ nhân" làm nước mắm truyền thống tại làng Nam Ô vào đã giúp làng nghề đứng vững trong suốt thời gian qua. "Vào HTX, các xã viên thường xuyên được Hội làng nghề, chính quyền địa phương tập huấn hay được đến nhiều tỉnh thành trong cả nước quảng bá hình ảnh nước mắm Nam Ô… Quan trọng hơn nữa, khi người làm nước mắm vào HTX thì bản thân chúng tôi có thể kiểm soát các quy trình làm nước mắm để đảm bảo người làm nước mắm phải giữ được cái tâm, giữ được uy tín bền vững cho làng nghề" - ông Thạnh chia sẻ.
Bên cạnh những điều đạt, làng nghề nước mắm Nam Ô hiện vẫn còn nhiều khó khăn mà theo lời bà Nguyễn Thị Thanh (tổ 21, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu), người có trên 30 làm nghề, hiện các hộ dân theo nghề và các HTX vẫn rất cần thêm nhiều dụng cụ sản xuất để giảm chi phí đầu tư. Cùng với đó, đầu ra cho sản phẩm nước mắm Nam Ô hiện chưa ổn định, chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ khiến người làm nước mắm long đong, tự bơi giữa biển. "Khó khăn nhất của người làm nước mắm truyền thống hiện nay là tình trạng một bộ phận nhỏ người dân vì lợi nhuận, thay vì muối cá truyền thống trong 365 ngày thì họ chỉ cần mang những lu cá phơi ngoài nắng trong vòng 6 tháng vẫn có thể cho ra nước mắm. Tuy nhiên, thứ nước mắm đó hoàn toàn không chất lượng, không để được lâu và làm mất niềm tin của người tiêu dùng về thương hiệu nước mắm Nam Ô" – bà Thanh chia sẻ.

Hiểu được lo lắng đó, thời gian qua, Hội làng nghề nước mắm Nam Ô thường xuyên tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm và quán triệt tư tưởng đối với các hộ làm nước mắm về đạo đức trong nghề. "Để nước mắm Nam Ô được người dân trên cả nước biết đến hơn nữa, chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương cần tạo điều kiện hơn nữa để sản phẩm nước mắm truyền thống này được tham gia nhiều hơn nữa các hội chợ, triển lãm. Riêng những người làm nước mắm chúng tôi cũng sẽ cam kết với người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm " – ông Vinh cho biết.

Khi cần những chai nước mắm Nam Ô, đặc sản Đà Nẵng để làm quà biếu hay cho gia đình mình dùng, bạn không cần phải cất công đi tìm mua, chỉ cần nhấc máy lên liên hệ với dacsanngon3mien.net qua Hotline: 0973.89.50.89/ 0126.789.8047 (Nga). Những chai nước mắm Nam Ô sẽ được trao tận tay.

Tìm hiểu thêm về đặc sản Đà Nẵng: Giá và nơi bán mắm nêm Dì Cẩn Đà Nẵng uy tín
Tìm hiểu thêm: Nước mắm truyền thống Nam Ô Đà Nẵng mua ở đâu giá sỉ tại Hà Nội - Giá nước mắm cốt Nam Ô bao nhiêu 1 lít - Cửa hàng bán nước mắm cốt Nam Ô uy tín tại Sài Gòn

Tré Bà Đệ ở TpHCM giá bao nhiêu? Mua ở đâu chất lượng

Nhiều khách du lịch từng đến với thành phố Đà Nẵng nhắn gửi mọi người rằng, đến với nơi đây mà chưa thưởng thức món tré Bà Đệ là chưa cảm nhận được trọn vẹn ẩm thực đa dạng của thành phố này.



Đây là đặc sản rất gần gũi với người dân Đà Thành, là món ăn giúp người con Đà Nẵng tìm hương vị quê nhà khi đi xa và món quà để khách du lịch ghé mua về biếu tặng bà con, bạn bè của mình.
Nếu ai đã từng thưởng thức thì không thể nào quên hương vị của Tré Bà Đệ, cứ nhớ hương vị của nó mãi. Vậy món đặc sản này có gì thú vị, cách làm như thế nào? giá tré Bà Đệ bao nhiêu? mọi người cùng tìm hiểu nhé!

Cách làm tré Bà Đệ


Để làm nên chiếc tré Bà Đệ, đặc sản Đà Nẵng đó là sự pha trộn của các nguyên liệu khác nhau, cùng bàn tay khéo léo của người thợ.
Thịt ba chỉ, thịt mông, thịt nạc, da heo là những nguyên liệu chính để làm tré và các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Sơ chế thịt

Người ta chọn ba loại thịt để làm tré thịt ba chỉ, thịt mông và thịt nạt, các loại thịt này phải đảm bảo tươi ngon. Sau đó tiến hành sơ chế:  Thịt ba chỉ và thịt mông sẽ được đem hấp cho chín, thịt nạc để nguyên miếng rang vàng đều. Còn da heo luộc chín, được cán mỏng rồi thái sợi.
Các loại thịt sau khi sơ chế bước trên xong được đem đi thái nhuyễn.

Bước 2: Nấu nước mắm khô

Một bí quyết để tré Bà Đệ ngon là người ta dùng nước mắm khô. Nước mắm sẽ được nấu cho tới khi khô và dùng thay cho muối khi nem.

Bước 4: Sơ chế các phụ liệu

Mè được rang chín vàng rồi giã nhỏ; Tỏi thì đem giã nhuyễn; Gừng mang thái sợi. Những nguyên phụ liệu này giúp món tré có mùi vị thơm hơn và không bị ngán.

Bước 5: Trộn nguyên liệu

Tiến hành trộn các nguyên liệu này lại với nhau cho thật đều, hoà quyện và đem gói.

Thưởng thức Tré Bà Đệ



Tré Bà Đệ sau khi gói xong thì có thể ăn ngay, nhưng nên để sau 3 ngày thì hãy thưởng thức hương vị của nó sẽ trọn vẹn người.
Khi thưởng thức ăn kèm với nước tương vài múi tỏi và ớt tươi thái lát hoặc củ kiệu, dưa chua thì vô cùng hấp dẫn.
Mọi người cũng có thể đánh tơi tré ra rồi cuốn với bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt để thưởng thức. Hay cho vào bánh mì kẹp ăn cũng rất ngon.

Giá tré Bà Đệ

Tré Bà Đệ Đà Nẵng

Tré thẩu giá: 80k/thẩu (trọng lượng 350gr)
Tré hộp giá: 85k/hộp (10 chiếc bên trong trọng lượng 400gr)
Tré gói Giá: 90k/chục (trọng lượng 450gr)
Đây là giá bán lẻ, nếu mọi người muốn mua tré Bà Đệ giá sỉ để phục vụ cho quán nhậu, quán ăn, nhà hàng hay để kinh doanh thì có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline:0973.89.50.89 (Ms.Nga) để được tư vấn cụ thể, nhận mức giá ưu đãi. 
Với chất lượng được khẳng định lâu năm, vị bùi thịt nạc cùng với mùi thơm hài hoà của các loại gia vị, tré Bà Đệ thật sự là đặc sản Đà Nẵng mà quý du khách không nên bỏ qua khi đến với vùng đất này. Bên cạnh đó thương hiệu này còn có chả bò Bà Đệ được rất nhiều người yêu thích, bạn có thể khám phá thêm. 

Địa chỉ bán tré Bà Đệ

Khi quý khách hàng có nhu cầu thưởng thức Tré Bà Đệ hãy liên hệ ngay với Đặc Sản Ngon 3 Miền qua Hotline: 0973.89.50.89 (Ms.Nga), những sản phẩm ngon, chất lượng sẽ được trao đến tận tay quý khách hàng. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp đặc sản Chả Bò Đà Nẵng, quý khách có nhu cầu có thể chọn mua.

Nơi bán nem chua Lai Vung cung cấp số lượng lớn ở TpHCM chất lượng, giá rẻ

Đến với vùng đất Đông Tháp bạn sẽ được đắm mình trong màu xanh thiên nhiên, ngắm nhìn những ruộng lúa phì nhiêu, cây trái ngọt lành, và đừng quên thưởng thức chiếc nem chua Lai Vung, một cực phẩm đặc sản của vùng đất sen hồng.


Lai vung là một huyện của tỉnh Đồng Tháp, và đến đây bạn có thể thưởng thức hai món đặc sản mang đến tiếng thơm và niềm tự hào cho người dân nơi đây đó là quýt hồng và nem chua. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu đến mọi người chiếc nem chua Lai Vung, đặc sản Đồng Tháp được rất nhiều người yêu thích.
Nem có vị chua ngọt, cay rất vừa miệng, nên có thể chinh phục được khẩu vị của bất cứ vị khách khó tính nào. Ngồi thong thả mở từng chiếc nem ra, rồi cảm nhận mùi thơm của nó, cùng màu hồng tươi vô cùng đẹp mắt, chắc chắn bạn sẽ không thể nào kiềm lòng được.

Nguồn gốc của chiếc nem Lai Vung

nem Lai Vung

Tương truyền rằng ngày xưa có người phụ nữ tên Tư Mặn, bà là người khéo tay hay làm, lúc đó tự tay bà làm những chiếc nem chua để đãi hàng xóm, bạn bè. Sau này mọi người thấy bà làm ngon nên học cách làm và nghề làm nem chua Lai Vung phát triển từ đó. Trước kia chỉ có các cơ sở nhỏ làm theo mô hình hộ gia đình thì nay đã mọc lên những cơ sở sản xuất nem với quy mô lớn áp dụng máy móc hiện đại. 

Cách người ta làm ra chiếc nem Lai Vung




Nguyên liệu để làm nên những chiếc nem chua Lai Vung đặc sản Đồng Tháp cũng giống như ở các vùng khác gồm có thịt heo tươi ngon, bì, và các loại gia vị nước mắm, tỏi bằm, tiêu, đường. Nhưng có điều đặc biệt, thịt và bì sau khi sơ chế xong, ướp gia vị và ủ  qua đêm rồi mang đi xay nhuyễn. Sau đó đem gói với lá chùm ruột hoặc lá vông.
Vị chua, ngọt, mặn và thêm một chút cay là đặc điểm chung của nem chua Lai Vung. Tuy nhiên, mỗi cơ sở nổi tiếng ở đây như Út Thẳng, Giáo Thơ, Hoàng Khánh, Cô Hiệp,…lại có hương vị độc đáo riêng. Do bí quyết nêm nếm gia vị của họ chỉ có người chủ mới biết được.
Nem sau khi gói xong thì để khoảng 4 ngày là đã lên men chua và có thể dùng được. Mỗi cơ sở sản xuất nem, đều ghi ngày sản xuất và dán lên chùm nem nên mọi người có thể căn cứ vào đó để biết nem đã có thể ăn được hay chưa.

Nem Lai Vung để được bao lâu?

nem lai vung

Một trong những thắc mắc phổ biến của khách hàng khi mua nem Lai Vung đó là nem Lai Vung để được bao lâu? thì chúng tôi xin chia sẻ để mọi người biết rõ.
Nem sau khi gói xong thì 3-5 ngày sau mới sử dụng được. Khi mua nem mọi người có thể xem ngày sản xuất trên bao bì để biết sử dụng.

Nem có thể để được 7 ngày ở nhiệt độ bình thường. Còn nếu mọi người bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2-5 độ C thì có thể để được 30 ngày.

Giá nem chua Lai Vung

nem Lai Vung

Giá nem chua Lai Vung nhỏ gói lá chuối: 25.000 đồng/chùm 10 chiếc
Giá nem chua Lai Vung hộp: 30.000 đồng/hộp 10 chiếc

Dacsanngon3mien.net hân hạnh là một trong số những đơn vị mang đến cho quý khách hàng những chiếc nem chua Lai Vung chuẩn đặc sản ĐồngTháp của các cơ sở làm nem nổi tiếng tại đây. Khi quý khách có nhu cầu chỉ việc gọi điện cho chúng tôi qua: 
Hotline/Zalo: 0973.89.50.89 (Ms.Nga)
Email: tranngadacssan@gmail.com
Fanpage: facebook.com/dacsanngoncanuoc/
Website đặt mua: Nem Lai Vung tại Dacsanngon3mien.net
Những chùm hộp nem Lai Vung sẽ được trao đến tận tay quý khách hàng.
Ngoài ra, tại đây còn bán các loại chả bò hấp dẫn dẫn quý khách hàng có thể lựa chọn theo nhu cầu của mình.